Key words:
paradox: nghịch lý
throughout: trong suốt; liên tục
be criticized: bị phê bình
(foreign) multinational companies (MNC): các công ty đa quốc
gia (nước ngoài)
regulation: qui định
regionalization: địa phương hóa (=localization)
Growth Triangle: Tam giác Tăng trưởng; Bộ ba Tăng trưởng
sub-regional level: mức độ tiể vùng
social ties: các mối ràng buộc xã hội
expertize: thành thạo; tinh thông
be discerned: nhận thức; phân biệt
to identify: nhận ra; nhận biết; nhận dạng
Article 4: Kinh doanh vượt
biên giới: “Vốn” nhập ở Singapore
đầu tư vào ASEAN và đi xa hơn nữa
Môi trường kinh tế Singapore đại diện cho một nghịch
lý đáng kể. Một mặt là nó thành công vượt bực trong ba thập niên vừa qua với
mức độ tăng trưởng khiến cho các nền kinh tế Âu Tây phải dỡ nón thán phục. Mặt
khác, doanh nhân Singapore
không được xếp vào loại kinh doanh liều lĩnh và đổi mới nhất trên thế giới.
Thay vào đó, họ bị phê bình là thiếu đi tinh thần của doanh nhân và ngần ngại
đầu tư vào các lĩnh thổ mới. Cả hai việc, thành công đáng kể của nền kinh tế
Singapore và việc thiếu đi tinh thần doanh nhân trong các thương nhân địa
phương được biết đến thông qua nền tảng vai trò của chính phủ, là bộ máy của
nền kinh tế Singapore với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất và là người sở hữu các
doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp liên kết với nhà nước, cùng với các công
ty đa quốc gia nước ngoài đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia, và
chính sách và qui định của chính phủ. Khẳng định rất lớn sự thành công và thất
bại của việc đầu tư kinh tế tư nhân. Một lĩnh vực nhận sự hỗ trợ phong phú của
chính phủ Singapore
là đầu tư kinh doanh ra nước ngoài. Sau nhiều thập kỷ mời gọi các công ty nước
ngoài đầu tư vào Singapore ,
gần đây chính phủ đã bắt đầu khuyến khích doanh nhân địa phương mở rộng các
hoạt động kinh doanh đến các phần đất ở Châu Á và Tây phương. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho những bước đầu tiên ra nước ngoài, chính sách vùng miền hóa được
soạn thảo. Được bắt đầu vào những năm 80, trước tiên Singapore cũng cố mối hợp
tác kinh tế mật thiết với các nước láng giềng gần nó, là Malaysia và Indonesia
bằng cách thành lập các tiểu vùng Tam giác Tăng trưởng kết nối thành phố-tiểu
bang với tiểu bang Johor của Malaysia và tỉnh Riau của Indonesia thành “Vùng
Kinh tế Đặc biệt”. Vượt qua mức độ tiểu vùng này, chính phủ Singapore khởi sự
đầu tư vào các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
và vào Trung Hoa và Ấn Độ.
Tài liệu
này điều tra các hậu quả của chính sách đầu tư đối với các doanh nghiệp Singapore
trong nước. Để hiểu rõ hơn các nhân tố kéo và đẩy trong công việc, các chiến
lược kinh doanh của các công ty Singapore trong đầu tư ra nước ngoài sẽ được
phân tích liên quan đến vốn khởi sự đầu tư, thành lập và mở rộng mạnh kinh
doanh và thu nhặt kiến thức và sự thạo việc. Câu hỏi liên quan đến các thay đổi
trong việc nhập vốn có thể xác định trong các công ty này sẽ được đưa ra. Đặc
biệt tài liệu này sẽ nói đến vấn đề về các chiến lược vốn được doanh nhân
Singapore sử dụng trong đầu tư ra nước ngoài, cách thức phát sinh của các loại
vốn này (thông qua các định chế chính thức hoặc qua quan hệ xã hội), và những
khác biệt giữa các doanh nhân thuộc các nhóm thiểu số ở Singapore có thể phân
biệt được trong những lĩnh vực này. Quan điểm về vốn sẽ được xác định theo sự
phân loại của Bourdieu giữa vốn và kinh tế, xã hội và văn hóa (Bourdieu 1977).
Nói đơn giản, vốn kinh tế là tiền và các tài sản kinh tế co sẳn khác đối với cá
nhân và tổ chức, vốn xã hội là các liên hệ xã hội và tiếp cận mạng lưới có thể
kích hoạt để hoàn thành các mục tiêu định sẳn, và vốn văn hóa đối với kiến thức
được đào tạo và tính chuyên nghiệp thu lượm được thông qua giáo dục chính thức
(Bourdieu 1977). Trong tài liệu này, dựa trên một số nghiên cứu về tình huống,
sự đưa vào của vốn kinh tế (vốn hoạt động ban đầu), vốn xã hội (các mối quan hệ
trên mạng lưới), và vốn văn hóa (kiến thức và tính chuyên nghiệp) sẽ được điều
tra và các thay đổi chính trong việc đưa các hình thức vốn khác nhau sẽ được
xác định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét